Tam thất giảm căng thẳng mệt mỏi
Tam thất bắc là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất bắc trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.
Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất bắc, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng.
Cách lựa chọn và sơ chế tam thất bắc
Để sử dụng tam thất bắc một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng
Lựa chọn: Củ tam thất bắc hình con quay, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết nhăn dọc, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.
Sơ chế: Để đảm bảo hiệu quả cao trong chữa bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bắc bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất bắc trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.
Tam thất có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh:
– Tam thất giảm căng thẳng do làm việc nhiều, làm việc trí óc: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng.
– Tam thất chữa trầm cảm: Ngày uống 10 gam
– Tam thất chữa đau dây thần kinh: Ngày uống 12 gam vào buổi sáng.
– Tam thất chữa mất ngủ: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng.
– Tam thất chữa hồi hộp: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng
– Tam thất có tác dụng giảm đau: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng
– Tam thất chữa suy nhược thần kinh: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng
– Tam thất chữa trầm uất: Ngày uống 10 gam vào buổi sáng