Đinh lăng chữa mất ngủ kéo dài

Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học là Tighemopanax Fructicosus. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc, dùng lá để ăn sống.

Bộ phận dùng là lá và rễ. Rễ đinh lăng có nhiều công dụng quý: làm thuốc bổ cơ bắp, tăng sức bền bỉ dẻo dai, an thần bổ thần kinh, tiêu viêm kháng khuẩn, hoạt huyết thông mạch. Các nhà sản xuất đông dược đã dùng đinh lăng kết hợp với bạch quả, sản xuất ra một thành phẩm có tên là hoạt huyết dưỡng não. Thuốc này được chỉ định cho các trường hợp: tăng huyết áp, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn não…

Tác dụng của đinh lăng:

Mất ngủ kéo dài, tư tưởng thiếu tập trung: lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g. Đổ nước 400ml sắc lấy 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo được giấc ngủ êm.

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng

Bồi bổ cơ thể: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g. Đun sôi 200ml nước, cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút, chắt ra để uống. Uống từ 7 – 10 ngày.

Chữa tắc tia sữa: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Uống liên tục 5-7 ngày.
Quế chi.

Bài 3: Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng.

Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Uống 10 ngày.

Bài 4: Chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay.

Rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8g; Vỏ quýt, quế chi 4g (riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhấc ấm thuốc xuống). Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Uống từ 7 – 10 ngày.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *