Tam thất chữa ung thư vú
Tam thất còn có tên là Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, Điền thất, Sơn thất, Kim bất hoán (vàng không đổi).
Loại thượng hạng là loại củ phải già, trồng trên 5 năm, củ phải lớn, khoảng chừng 50 đến 100 củ trên một kg thì mới đạt chất lượng.
Đặc tính và công dụng
Theo Y thư cổ truyền Đông phương, Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, không độc, vào các kinh: Can (gan), vị (dạ dày), phế (phổi), tâm (tim), đại tràng ruột già). Có tác dụng hoạt huyết (thúc đẩy khí huyết lưu thông), chỉ thống (giảm đau nhức), chỉ huyết (cầm máu), tán huyết (tam máu bầm, máu tụ), tiêu thủng (làm tan, xẹp hết sưng phù), giải độc xà hổ giảo thương (trừ độc rắn cắn, cọp vồ…).
Theo nghiên cứu của Dược lý hiện đại Tây phương, Tam thất có tác dụng sau:
– Phòng và điều trị bệnh ung thư vú
– Hạn chế sự phát triển tế bào ung thư vú.
– Cầm máu nội tạng: Dạ dày, phổi, tử cung, đường ruột, vết thương bên ngoài do đâm chém té ngã…
– Tăng lưu lượng mạch máu vành tim, giảm lực cản của mạch máu ngoại biên, hạ huyết áp…
– Hưng phấn thần kinh trung khu, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng làm việc của trí não chân tay.
– Tăng nội tiết sinh dục.
– Tăng cường khả năng hấp thu chuyển hoá.
– Phục hồi bình thường chức năng miễn dịch.
– Bồi bổ cơ thể, có thể dùng thay Nhân sâm Cao ly, vì theo sự phân chất của khoa dược hiện nay cho thấy, ở Tam thất có nhiều thành phần giống như Cao ly nhưng không làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim như sâm Cao ly.
Chỉ định điều trị
Theo tài liệu cổ Đông phương, Tam thất trị:
– Hạn chế sự phát triển của khối u bệnh ung thư vú, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh ung thư vú… đã dùng Tam thất liều dài ngày, khiến các khối u không gia tăng.
Bạch dược Myanmar chính là dùng Tam thất làm chủ dược, thêm một ít phối dược hợp thành. Năm 1979 theo báo cáo “Khoa học dược vật” của Mỹ: Bạch dược Myanmar Hồng Kông có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ đối với bệnh nhân ung thư vú. Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) đã dùng nước chiết xuất từ Tam thất để ức chế tế bào ung thư vú, tỉ lệ ức chế đạt đến 90% trở lên.
– Tất cả các chứng xuất huyết trong nội tạng như khái huyết, lạc huyết (ho ra máu, khạc ra máu, thổ huyết, tiện huyết (xuất huyết tiêu hoá dạ dày và đường ruột như mửa ra máu, ỉa ra máu), nhị tiện hạ huyết (đại tiện, tiểu tiện ra máu), nục huyết (ra máu mũi), băng lậu (xuất huyết tử cung, rong kinh).
– Trị kim sang, ung độc (mụn nhọt) ngoài da, trong xương và nội tạng.
– Trị trật đả tổn thương (vết thương bên ngoài do té ngã, đánh đập, đâm chém), trong uống ngoài thoa.
– Trị xà, hổ giảo thương (rắn cắn, cọp vồ bấu), trong uống ngoài thoa.
Theo nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng gần đây, Tam thất có tác dụng:
– Trị bệnh mạch vành tim (thiếu máu ở động mạch vành).
– Trị chứng đau thắt ngực do tim.
– Tăng lưu lượng máu cơ tim (đề phòng chứng thiếu máu ở cơ tim).
– Trị chấn thương sọ não, chống phù não.
– Chống viêm và giảm đau như viêm gan, viêm khớp…
– Trị sự suy yếu khả năng tình dục như: liệt dương, lãnh cảm, vô sinh.
– Trị tất cả các bệnh xuất huyết trong nội tạng như phổi, dạ dày, ruột, tử cung… và các vết thương hở và vết thương kín trong uống, ngoài thoa đắp
Cách dùng
Trừ trường hợp đặc trị phải theo y lệnh của thầy thuốc hướng dẫn, còn những trường hợp bình thường dùng liều bồi bổ, duy trì dài ngày, thì trung bình mỗi ngày chừng 4 – 8g ở dạng bột, khoảng 1 – 2 thìa cà phê, vì thuốc ôn hoà không độc tính. Có thể pha sữa cháo hoặc thức ăn uống hoặc dùng đơn độc, tuỳ ý…Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng Tam thất nấu với thức ăn để bồi bổ, đồng thời làm sạch huyết xấu, sinh huyết mới.
Chống chỉ định
Theo tài liệu cổ, Tam thất thuộc loại dương dược, rất ít độc tính. Tuy vậy, theo kinh nghiệm lâm sàng, nếu dùng quá liều lượng trung bình gấp 10 lần, cũng làm tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp, nếu dùng thường xuyên thì nên giữ liều lượng trung bình.
Đông y Nhân Tâm