Tam thất chữa ung thư đại trực tràng
Tam thất bắc Hà Giang 7 năm tuổi giá 1 triệu/kg
1. UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG LÀ GÌ?
Ung thư đại – trực tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống tiêu hóa.
Sau khi thức ăn được nhai, nuốt qua thực quản vào dạ dày, thức ăn được tiêu hóa rồi đi xuống ruột non. Đây là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa, hơn 6 mét chiều dài. Ruột non tiếp tục tiến trình tiêu hóa thức ăn rồi hấp thu lại chất bổ dưỡng. Ruột non tiếp nối với ruột già, còn gọi là đại tràng dài 1,5 mét. Đoạn đầu của đại tràng có chức năng hấp thu nước cùng chất bổ dưỡng và là nơi chứa chất bã. Chất bã thành phân đi xuống trực tràng, là 16 cm cuối cùng của ống tiêu hóa. Từ đây phân đi ngang hậu môn ra ngoài cơ thể bệnh nhân.
Đại tràng chia thành 4 đoạn. Ung thư có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại – trực tràng) sau đó xâm lấn ra phía ngoài qua các lớp khác của thành ruột. Xác định giai đoạn (staging) là xem ung thư đã ăn lan đến đâu.
Ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại tràng sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, thông thường nhất là có máu trong phân. Trong đa số các trường hợp ung thư đại – trực tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm.
Ngày nay người ta biết ung thư khởi đầu bằng một tổn thương gọi là pôlíp, 5 đến 10 hay 25 năm sau, pôlíp trở thành ung thư. Cắt bỏ pôlíp sớm là cách phòng ngừa ung thư hữu hiệu nhất.
Trên 95% các ung thư đại – trực tràng là loại ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma). Loại ung thư này bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÀ GÌ?
Hiện nay chúng ta chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đại – trực tràng, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn như hút thuốc lá (có thể kiểm soát được), tuổi tác (không thể thay đổi được).
Các nghiên cứu cho thấy những người có các yếu tố sau đây dễ bị mắc bệnh ung thư đại – trực tràng hơn những người không có các yếu tố này.
Bị viêm loét đại trực tràng nhưng không chữa trị triệt để, chỉ chữa theo triệu chứng khiên các vết viêm loét ngày càng lan rộng
Có ung thư đại – trực tràng trước đó: mặc dù đã cắt bỏ hết đoạn ruột bị ung thư nhưng dễ bị ung thư ở vị trí khác trên đại tràng.
Có tiền sử bị pôlíp đại – trực tràng: vài loại pôlíp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trựctràng, nhất là pôlíp có kích thước lớn hoặc có nhiều pôlíp.
Có tiền sử mắc bệnh đường ruột: hai bệnh Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng. Trong các bệnh này, đại tràng thường bị viêm kéo dài và niêm mạc có thể bị loét. Những bệnh nhân này cần được làm xét nghiệm theo dõi nhiều lần.
Tiền sử gia đình: có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư đại – trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao, nhất là khi ung thư xảy ra trước tuổi 60. Các gia đình này cần làm các xét nghiệm tầm soát ung thư.
Khẩu phần ăn: thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.
Thiếu vận động: người ngồi một chỗ dễ bị mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.
Béo phì: làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.
Hút thuốc lá: hầu như ai cũng biết hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi. Nghiên cứu gần đây cho thấy người hút thuốc lá còn chết vì ung thư đại – trực tràng nhiều hơn người không hút 30-40%. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nữa.
Uống rượu: uống rượu nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng.
3. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG LÀ GÌ?
Triệu chứng của ung thư đại – trực tràng gồm:
Thay đổi về thói quen đi cầu như tiêu chảy, bón kéo dài.
Mắc cầu nhưng sau khi đi xong vẫn còn cảm giác mắc cầu.
Đi cầu ra máu, phân đen.
Đau bụng kéo dài.
Mệt mỏi, sụt cân
Khi có các triệu chứng này chưa chắc là đã mắc bệnh ung thư đại – trực tràng. Tuy nhiên cần đến khám bác sĩ để xác định chắc chắn là có mắc bệnh hay không. Cũng cần lưu ý rằng đa số trường hợp ung thư đại – trực tràng diễn tiến âm thầm không có triệu chứng rõ rệt.
4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC BỆNH?
– Thử máu: để biết người bệnh có thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu). Đa số bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại – trực tràng bị thiếu máu do chảy máu số lượng ít ở bướu kéo dài.
– Xét nghiệm chức năng gan : vì ung thư đại – trực tràng có thể di căn qua và gây rối loạn ở gan.
– Tìm các chất chỉ điểm ung thư (tumor markers): cũng cần vì để theo dõi sau khi bệnh nhân được điều trị.
– Sinh thiết: khi nội soi đại tràng, nếu thấy có tổn thương thầy thuốc sẽ lấy một mẩu mô đem thử và xem dưới kính hiển vi để xác định có tế bào ung thư hiện diện hay không.
– Siêu âm: sóng siêu âm chỉ cho hình ảnh nội tạng trong cơ thể. Đây là xét nghiệm ít tiền và tiện dụng ở mọi nơi.
Có hai loại siêu âm đặc biệt:
Siêu âm qua nội soi trực tràng để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư trực tràng.
Siêu âm trong khi mổ để tìm di căn gan.
– X quang phổi: xét nghiệm này để biết ung thư có di căn qua phổi không.
– Chụp mạch máu (angiography): đôi khi cần chụp để khảo sát mạch máu của khối ung thư để khi mổ biết trước tránh chảy máu nhiều khi cắt bỏ ung thư.
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH?
Tầm soát ung thư là phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm trước khi bệnh nhân có triệu chứng. Nhiều trường hợp, các xét nghiệm có thể tìm ra ung thư ở giai đoạn rất sớm và do vậy sẽ giúp làm tăng kết quả điều trị. Xét nghiệm còn có thể giúp phòng ngừa ung thư bằng cách cho phép thầy thuốc cắt bỏ pôlíp trước khi chúng trở thành ung thư. Có nhiều xét nghiệm:
– Stool blood test: (còn gọi là Fecal occult blood test-FOBT). Test này giúp phát hiện chảy máu ở mức độ vi thể trong đại tràng. Nếu test dương tính sẽ làm thêm các xét nghiệm khác sâu hơn như nội soi đại tràng để tìm nguyên nhân chảy máu.
– Nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm: ống soi sigma mềm và có đường kính bằng ngón tay. Ống nội soi được đưa qua hậu môn và lên cao. Ống soi cho phép thầy thuốc quan sát trong lòng hậu môn-trực tràng và đại tràng sigma để tìm ung thư và pôlíp.
– Chụp X quang đại tràng có cản quang: bệnh nhân được cho dùng thuốc xổ vào ngày hôm trước, sáng hôm sau cho thụt tháo lại, rồi được bơm chất cản quang vào và chụp X quang.
6. NGĂN NGỪA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG THẾ NÀO?
Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, trước hết người bệnh cần xác định xem mình đang gặp vấn đề gì trong đại tràng.
– Nếu như bạn đang gặp vấn đề về Polip đại tràng thì nên cắt Polip và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu bạn đang bị viêm loét đại trực tràng thì không nên coi thường và chỉ điều trị triệu chứng, nghĩa là khi nào bệnh tái phát thì mới uống thuốc mà nên chữa bệnh từ gốc. Khi đó, bạn nên dùng những sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương như Tràng Phục Linh. Sản phẩm này cũng đã được tiến hành nghiên cứu và cho thấy có tác dụng cải thiện niêm mạc đại tràng bị tổn thương một cách rõ rệt. Để tìm nơi mua Tràng Phục Linh gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế các đồ kích thích như rượu, bia, cafe, nước có ga, các đồ cay, nóng… Vì những đồ này dễ làm tổn thương niêm mạc đại tràng.
7. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG NHƯ THẾ NÀO?
Tùy theo giai đoạn của ung thư sẽ áp dụng 2 cách điều trị cùng lúc hoặc theo thứ tự trước sau. Tiên lượng của bệnh nhân tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của nhóm thầy thuốc điều trị.
PHẪU THUẬT (MỔ)
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của ung thư đại – trực tràng. Thông thường với ung thư đại tràng, phẫu thuật viên sẽ cắt đoạn đại tràng có ung thư cùng các hạch đi kèm. Hai đầu ruột sẽ được nối lại (nối bằng tay hay bằng máy khâu-nối gọi là stapler). Phẫu thuật cắt trước thấp được áp dụng cho ung thư phần thấp của đại tràng. Sau khi cắt bướu, 2 đầu ruột được nối lại và bệnh nhân vẫn đi cầu như bình thường.
XẠ TRỊ
– Xạ trị là dùng tia có năng lượng cao (tia X) để diệt tế bào ung thư hoặc làm teo tế bào. Xạ trị có thể từ bên ngoài cơ thể hoặc bên trong, ghim vào mô bướu. Xạ trị có thể giúp hỗ trợ sau mổ bằng cách diệt số tế bào ung thư còn sót lại mà mắt trần không nhìn thấy trong khi mổ. Nếu bướu quá lớn hoặc ở vị trí khó mổ chúng ta có thể cho xạ trị trước cho bướu nhỏ lại để mổ dễ hơn.
– Công dụng chính của xạ trị trong ung thư đại tràng là khi ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng. Trong trường hợp này, phẫu thuật viên không chắc đã lấy hết mọi tế bào ung thư vì thế nên dùng xạ trị hỗ trợ để diệt các tế bào còn sót lại. Với ung thư trực tràng, xạ trị dùng để ngừa ung thư tái phát hoặc điều trị ung thư tái phát tại chỗ gây đau. Xạ trị ít khi được dùng để điều trị ung thư đại tràng di căn.
– Biến chứng của xạ trị là da bị kích thích, buồn nôn, tiêu chảy, dấu hiệu trực tràng hoặc bàng quang bị kích thích và mệt mỏi. Ở nam giới có thể thấy tình trạng liệt dương. Thông thường các biến chứng này chỉ thoáng qua, sau khi ngừng xạ trị thì sẽ khỏi.
HÓA TRỊ
– Hóa trị là dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để diệt tế bào ung thư. Các thuốc này vào máu và đi khắp cơ thể vì thế phương pháp này có lợi thế cho trường hợp ung thư đã tiến triển xa.
– Nhược điểm của hóa trị là hóa chất diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm tổn hại tế bào bình thường gây ra các tác dụng ngoại ý. Điều này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa, chán ăn, rụng tóc, phù và nổi mẩn ở chân tay, đau họng, dễ nhiềm trùng, mệt mỏi…
8. Tam thất chữa ung thư đại trực tràng.
Tam thất còn có tên là Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, Điền thất, Sơn thất, Kim bất hoán (vàng không đổi).
Loại thượng hạng là loại củ phải già, trồng trên 5 năm, củ phải lớn, khoảng chừng 50 đến 100 củ trên một kg thì mới đạt chất lượng.
Đặc tính và công dụng
Theo Y thư cổ truyền Đông phương, Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, không độc, vào các kinh: Can (gan), vị (dạ dày), phế (gan), tâm (tim), đại tràng ruột già). Có tác dụng hoạt huyết (thúc đẩy khí huyết lưu thông), chỉ thống (giảm đau nhức), chỉ huyết (cầm máu), tán huyết (tam máu bầm, máu tụ), tiêu thủng (làm tan, xẹp hết sưng phù), giải độc xà hổ giảo thương (trừ độc rắn cắn, cọp vồ…).
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản). Các nhà khoa học của trường đại học này đã dùng nước chiết xuất từ Tam thất để ức chế tế bào ung thư đại trực tràng, tỉ lệ ức chế tế bào ung thư đại trực tràng đạt đến 90% trở lên.
Bạch dược Myanmar chính là dùng Tam thất làm chủ dược, thêm một ít phối dược hợp thành. Năm 1979 theo báo cáo “Khoa học dược vật” của Mỹ: Bạch dược Myanmar Hồng Kông có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng
9. TÓM TẮT:
Ung thư đại – trực tràng là loại ung thư có thể điều trị và phòng ngừa được. Pôlíp là tổn thương tiền ung thư. Phát hiện pôlíp sớm và cắt bỏ pôlíp là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Đi cầu ra máu và rối loạn tiêu hóa mới xuất hiện gần đây và kéo dài là các triệu chứng báo động cần lưu ý.
Khi thăm khám bệnh, thầy thuốc không nên bỏ qua khâu khám hậu môn-trực tràng bằng ngón tay.
Nội soi đại tràng là phương tiện định bệnh hữu hiệu nhất.
Điều trị ung thư đại – trực tràng là điều trị đa mô thức bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Theo yhoccotruyen.vn